Máy trạm là gì? Nó khác gì so với máy tính thông thường?

Laptop Workstation hay còn được gọi bằng một tên gọi khác là máy tính trạm, hoặc máy trạm. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu, máy trạm là gì? Những ưu điểm của dòng máy trạm là gì? Và có nên mua máy trạm cũ nhập khẩu không?

1. Máy trạm là gì?

Máy tính Workstation hay máy trạm là dòng máy tính đặc biệt, được thiết kế cho các cá nhân, doanh nghiệp với mục đích nhằm phục vụ riêng cho các ứng dụng, phần mềm khoa học kỹ thuật.

Các máy tính trạm này có thể kết nối với nhau và đáp ứng được nhu cầu của nhiều user cùng lúc. Các lĩnh vực thường xuyên và cần tới dòng máy này nhất là cơ khí, kiến trúc, xây dựng, khoa học, biên tập và sáng tạo nội dung video với độ phân giải cao…

Hai hệ điều hành chủ yếu được sử dụng cho dòng laptop workstation, máy trạm là Unix và Windows NT. Có thể kể tới một số hãng sản xuất máy trạm nổi tiếng như Dell, Sun Microsystems, IBM, HP.

2. Máy trạm Workstation có gì khác máy tính thường

Bài viết sẽ không đi sâu so sánh máy trạm với các máy tính cá nhân thông thường khác vì mỗi dòng máy thường cũng đã có những điểm hơn kém, khác biệt nhau, nhưng chúng ta có thể xem qua các ưu điểm của máy trạm là gì, để có thể hiểu hơn về sức mạnh của dòng máy này.

  • Điều đầu tiên phải nhắc tới ở dòng máy trạm này đó chính là sức mạnh. Những chiếc laptop Workstation này có cấu hình cực khủng, có thể nói là mạnh nhất trong tất cả các dòng máy tính cá nhân hiện nay và đương nhiên là cũng vượt trội hơn rất nhiều so với các máy tính phổ thông thông thường trên thị trường.
  • Bộ nhớ đệm lớn
  • Hầu hết các máy trạm đều được trang bị loại card đồ họa chuyên dụng NVidia Quadro hoặc AMD FirePro…
  • Hệ thống hai ống tản nhiệt riêng cho CPU và GPU, giúp máy có thể hoạt động với hiệu suất lớn trong suốt thời gian dài mà không bị tỏa nhiệt. Về điều này, laptop Workstation tôt hơn hẳn các dòng máy khác
  • Một điểm cộng khác là các máy trạm được thiết kế đặc biệt để người dùng có thể dễ dàng nâng cấp theo ý mình (một số máy có tới 4 khe cắm RAM, 2 khe gắn HDD và một số khe cắm khác như WWAN, mSATA, PCI-E…)
  • Khả năng chống va đập tốt
  • Đặc biệt những chiếc máy trạm của Dell còn được kiểm tra và vượt qua bài kiểm tra chất lượng của quân đội Mỹ (tiêu chuẩn Mil-STD 810G)
  • Các máy trạm có thể liên kết với nhau để tạo thành mạng cục bộ (mạng LAN)
  • Màn hình công nghệ IPS chống lóa cao cấp, độ phân giải tối đa lên tới 4K
  • Ổ cứng lai kết hợp giữa ổ HDD và SSD PCIe công nghệ mới nhất, không những giúp tốc độ truy xuất đạt tối đa mà còn đảm bảo dung lượng lưu trữ của máy

3. Nhược điểm của máy trạm là gì?

Nếu cấu hình của máy trạm thuộc hàng “khủng” thì kích thước của nó cũng “khủng” không hề kém. Đây có thể coi là nhược điểm lớn nhất nhưng cũng khó, không thể khắc phục bởi đặc thù riêng.

Những chiếc máy này thường có ngoại hình khá cồng kềnh, trọng lượng nặng và nếu muốn mang đi xa hay di chuyển thì khá hạn chế.

Một “nhược điểm” không thể khắc phục khác của dòng máy trạm này, đó chính là giá thành. Dù mua mới hay cũ thì giá của những chiếc laptop Workstation cũng khá cao so với những máy tình dòng doanh nhân hay phổ thông khác. Tuy nhiên, đây là cái giá xứng đáng để bạn sở hữu được một “con quái vật” trên thị trường này.

4. Đối tượng nào nên sử dụng máy trạm Workstation

Đây là dòng máy tính cá nhân có sức mạnh vượt trội, vô cùng “trâu bò” và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu cao nhất, thực hiện được những tác vụ phức tạp nhất một cách đơn giản. Chính vì thế, đối tượng sử dụng của dòng máy trạm này cũng khá đặc thù, ví dụ như:

  • Các chuyên gia thiết kế đồ họa
  • Những người làm sáng tạo nội dung video, dựng phim, 3D, 4D
  • Các kiến trúc sư xây dựng
  • Nhân viên lập trình phần mềm
  • Thiết kế trò chơi, hình ảnh độ phân giải cao
  • Những người làm việc trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật

5. Top laptop Workstation (máy trạm) tốt nhất hiện nay

  • Dell Precision M4600
    • Cấu hình: Intel Core i7-2720QM, Ram 8GB DDram 3, HDD 320GB, VGA 2GB NVidia Quadro K1000M
  • Dell Precision M4700
    • Cấu hình: Core i7 3720QM-3820QM-3840QM, RAM 8GB, HDD 500GB, VGA 2GB NVidia Quadro K1000M-K2000M, 15.6 inch FullHD
  • Dell Precison M4800
    • Cấu hình: Core i7 4800MQ, RAM 8GB, HDD 500GB, VGA 2GB NVidia Quadro K1100M, 15.6 inch FullHD
  • HP Zbook 15
    • Cấu hình: Core i7 4800MQ, RAM 8GB, HDD 500GB, Nvidia Quadro K1100, 15.6 inch Full HD
  • HP Elitebook 8570W
    • Cấu hình: Intel Core i7 3720QM , RAm 8GB DDR3, HDD: 320 GB VGA: NVidia Quadro K1000M
Máy trạm là gì
Một trong những laptop workstation tốt nhất hiện nay

6. Vì sao nên mua máy trạm (laptop Workstation) nhập khẩu?

  • Những chiếc máy tính này có thể giúp bạn hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc với thời gian ngắn nhất và hiệu quả tốt nhất
  • Giá của một chiếc laptop Workstation cũ rẻ hơn nhiều so với khi mua mới
  • Ở Việt Nam, bạn khó có thể tìm được một chiếc máy trạm mới mà ưng ý với mình về cả cấu hình, hiệu năng và giá cả
  • Những chiếc máy này dù mua cũ, nhưng bạn vẫn sẽ nhận được chế độ bảo hành (tùy theo chất lượng và loại máy cũ gì?). Tuy nhiên, cũng không cần lo lắng vì những máy trạm này trước khi đến tay người sử dụng đều phải trải qua quá trình test và kiểm tra chất lượng vô cùng khắt khe.

 

Máy trạm là gì

7. Tổng kết

Máy trạm, laptop workstation không phải là dòng máy phổ thông nên hãy cân nhắc trước khi ra quyết định. Nếu công việc của bạn thực sự cần tới thiết bị này, hãy tìm cho mình một địa chỉ uy tín cũng như trang bị các kiến thức cần thiết. Vì dù mua cũ, nhưng giá thành của một chiếc máy “khủng bố” thế này cũng không hề rẻ.

Tìm kiếm bởi Google:

  • Máy trạm là gì?
  • laptop workstation là gì?
  • Laptop máy trạm là gì
  • Kinh nghiệm mua máy trạm
Đánh giá sản phẩm
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.