DDR3 là gì? Cách phân biệt DDR3 với DDR4 và DDR2 cho những ai chưa biết

Chúng ta đã biết về RAM và cũng đã được giới thiệu về khái niệm của RAM DDR trong bài viết trước. Hôm nay, bài viết sẽ đưa tới cho các bạn một khái niệm khác nữa, đó là DDR3 hay RAM DDR3. Vậy DDR3 là gì? Nó gì khác với DDR4 và DDR2? Cùng tìm hiểu nào!

DDR3 là gì?

DDR3 hay còn gọi là RAM 3, RAM DDR3 là một bản nâng cấp từ RAM DDR2 và có nguyên bản từ hệ RAM DDR cổ điển. RAM DDR3 ra mắt từ khoảng năm 2007-2008 và có nhiều tính năng vượt trội hơn nhiều so với thế hệ RAM cũ trước đó.

DDR3 là gì
Một số mẫu RAM DDR3

Trong bài này chúng ta sẽ chỉ nói qua một chút về RAM DDR2 để lấy nội dung so sánh, còn thực tế, chuẩn RAM này đã không còn được sử dụng từ cách đây khá lâu.

Cả RAM DDR3 và DDR2 đều được thiết kế dựa trên nguyên bản SDRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ – Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa dữ liệu. Nhưng các RAM DDR có thể xử lý, truyền được 2 khối dữ liệu/xung nhịp, nên chúng ta có thể thấy trên tem của chúng thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực.

Ưu điểm của DDR3 là gì?

So sánh với DDR2 và RAM DDR4

  • RAM DDR3 nó có thể xử lý được 8 khối dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp, mạnh hơn RAM 2 (chỉ có thể xử lý được tối đa 4 khối/xung nhịp).
  • RAM DDR3 có tốc độ vượt trội hơn so với RAM DDR2. Cụ thể RAM DDR3 đạt 800 – 2133 MT/s trong khi RAM DDR2 chỉ đạt mức 400 – 1066 MT/s.
  • Nhờ sử dụng điện áp thấp hơn (1.5V) nên RAM DDR3 tiết kiệm điện năng hơn RAM 2 với 1.8V và tăng khả năng giảm tải cho CPU tốt hơn
  • RAM 3 có dung lượng cao hơn so với RAM 2 (8GB/16GB so với 4GB)
  • RAM DDR3 có độ trễ ít hơn (khoảng 55 nanoseconds) so với RAM DDR4 là 63 nanoseconds. Tuy nhiên, khoảng cách này là quá nhỏ và có thể giảm đi với các tốc độ xung cao hơn của RAM 4 nên nó không đáng kể.
  • Giá thành của một thanh RAM DDR3 rẻ hơn tương đối nhiều so với RAM 4
  • RAM 3 có tính tương thích tuyệt đối và được coi là lựa chọn hoàn hảo với các thiết bị đang sử dụng CPU gen 4-5 và các dòng máy tầm trung hiện nay

Nhược điểm của DDR3 là gì?

So với RAM DDR4

  • Điện áp sử dụng của RAM DDR3 cao hơn RAM DDR4 (chỉ 1.2V)
  • Tốc độ truyền kém hơn RAM 4 (ở khoảng 1600 – 3200 MT/s)
  • Dung lượng tối đa của RAM 3 ít hơn 1/2 so với RAM 4 (tối đa lên tới 32GB)
  • Số lượng chân cắm của RAM DDR3 là 240 chân, ít hơn so với 288 chân của RAM 4. Điều này cũng có nghĩa là RAM 3 sẽ kém hơn về mặt gia tăng tốc độ
  • Nếu so cùng việc sử dụng RAM 3 hoặc RAM 4 với các RAM khác, thì RAM 4 ít gây ra hiện tượng “sụt nguồn” hơn. Do RAM DDR4 sử dụng điện áp thấp hơn và được tối ưu trong việc sử dụng các nguồn thấp hơn (thông qua IC)
  • Không được thiết kế để hỗ trợ cơ chế Low-power auto self-refresh (một thuật toán mới dựa trên nhiệt độ để hoạt động, giảm tối đa việc trôi các tín hiệu)
  • RAM DDR3 và RAM DDR4 không có sự tương thích, nghĩa là bạn hầu như không thể gắn một thanh RAM 3 vào cổng RAM 4 và ngược lại
Các thế hệ RAM DDR

RAM DDR3L là gì?

Theo kỹ thuật, RAM DDR3 được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
  • DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
  • DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
  • DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth

Ngoài ra, chúng ta sẽ còn thấy một dạng đặc biệt khác là RAM DDR3L. Về cơ bản, RAM DDR3L vẫn là RAM DDR3 nhưng được bổ sung công nghệ mới giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ (chữ L ở đây có nghĩa là LOW POWER).

Điện áp của RAM DDR3L chỉ là 1.35V, thấp hơn so với chuẩn RAM 3 là 1.5V nhưng vẫn cao hơn so với RAM 4 là 1.2V. Tuy nhiên, nếu so với RAM 3 nguyên bản, RAM DDR3L tiêu thụ ít điện năng hơn nên sẽ tiết kiệm pin hơn và ít tỏa nhiệt hơn.

Các phiên bản DDR3L (PC3L) hiện có trên thị trường bao gồm:

  • PC3L – 2GB / bus 1600 (1866)
  • PC3L – 4GB / bus 1600(1866)
  • PC3L – 8GB / bus 1600(1866)
  • PC3L – 16GB / bus 1600(1866) (kit)

DDR3 là gì

 

CHÚ Ý: 

Thông thường, khi mua RAM để nâng cấp, chúng ta cần chú ý tới bus hoặc dung lượng. Và mặc dù chưa có bằng chứng chính xác về việc sử dụng 2 loại RAM này chung với nhau sẽ khiến máy tính xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, do điện áp sử dụng khác nhau, nên tốt nhất, chúng ta cũng không nên lắp chúng chung trên một bo mạch.

Phân biệt DDR3 và DDR4, DDR2

Cách đây nhiều năm, RAM DDR2 xuất hiện, khi AMD sản xuất AM2 và Intel là Core 2 Duo thì DDR2 cũng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, do công nghệ thay đổi, những máy tính Core 2 Duo và AM2 chìm vào quên lãng thì RAM DDR2 cũng dần bị khai tử.

Năm 2008, khi Intel phát hành bộ xử lý Core i7 đầu tiên, một chipset bo mạch chủ mới được giới thiệu (X58) và đây cũng là thời điểm bộ nhớ mới được gọi là RAM DDR3 ra đời.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân biệt các loại RAM này với nhau thông qua phần liệt kê các ưu điểm và nhược điểm của từng loại ngay dưới đây.

Khe cắm RAM DDR3

Có thực sự cần nâng cấp RAM cho máy tính?

Nhiều người lo ngại việc thay thế hay bổ sung RAM cho máy tính sẽ gây ra những xung đột không đáng có, dẫn tới hư hại hệ thống hoặc máy tính hoạt động không như mong muốn. Nhưng trên thực tế, so với các linh kiện khác, RAM lại khá an toàn và hầu như không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào.

Nhưng hiệu quả của máy cũng chỉ cải thiện rõ rệt khi chúng ta thay thế ổ cứng HDD sang ổ SDD hoặc thay thế một thanh RAM với dung lượng lớn hơn đáng kể so với dung lượng cũ.

Và một điều quan trọng khác, đó là hãy cân nhắc, máy tính của bạn có thực sự cần thêm RAM hay không? Vì giá cả là một chuyện, nếu trong quá trình nâng cấp, bạn vô tình làm gãy, hỏng hay bong chân, một mạch nào đó, cũng sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Khi nào cần nâng cấp RAM cho máy tính? 

Việc bổ sung thêm RAM cho máy chỉ thực sự cần thiết khi công việc của bạn yêu cầu máy tính thường xuyên thực hiện các tác vụ nặng và phức tạp hoặc bạn hay phải chạy các chương trình yêu cầu cấu hình cao như các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, làm việc với các file video độ phân giải cao, hệ thống luôn phải tải và xử lý một lượng khổng lồ các dữ liệu trong suốt thời gian dài.

Tổng kết

Có thể thấy, DDR3 và DDR4 là những bản nâng cấp từ thiết kế nguyên bản RAM DDR. Mặc dù có chung công nghệ sản xuất và kích thước vật lý nhưng tốc độ đã được cải thiện đáng kể theo thời gian.

Sự phát triển của RAM máy tính cũng là điều bắt buộc khi các công nghệ mới luôn cho ra đời những CPU với mới, yêu cầu chipset phải theo được để kết hợp và tạo ra hiệu quả một cách thống nhất.

Tìm kiếm bởi Google: 

  • DDR3 là gì? 
  • RAM DDR3 là gì?
  • Ưu điểm của RAM DDR3 là gì?
Đánh giá sản phẩm
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.