Cách phân biệt chip Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 và cách đọc thông tin chip Core i của Intel

Mỗi chiếc máy tính đều cần có một con chip, đây được ví như “trái tim” của mỗi thiết bị. Trên thị trường hiện nay, có thể nhắc tới 2 hãng CPU lớn nhất là Intel và AMD. Tuy nhiên, xét về độ phổ biến, quen thuộc và uy tín thì cái tên đầu tiên và cũng là mục tiêu của bài viết hôm nay, đó chính là chip Intel, hay cụ thể hơn, chính là dòng chip Core i của hãng này.

Vậy, bạn có biết chip Core i của Intel có từ khi nào? Các tính năng của nó ra sao? Hay tại sao đây lại là loại chip máy tính phổ biến nhất hiện nay không? Trong bài viết này sẽ đồng thời giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách phân biệt các dòng chip Core i của Intel (Core i3, Core i5, Core i7, Core i9) và cách đọc thông tin chip Core i của Intel.

 

Chip Core i là gì?

Core i là thuật ngữ chỉ thông số của CPU. Thuật ngữ này được Intel sử dụng cho nhiều dòng vi xử lý khác nhau của mình, nhưng thường sẽ nhằm vào các dòng từ trung bình đến cao cấp và áp dụng với các dòng laptop doanh nhân, Ultrabook.

Nhưng các dòng chip cũ hầu như đã không còn được sử dụng nhiều nên trong bài viết này, chúng ta chỉ tập trong vào dòng core i, cụ thể là Core i3 – Core i5 và Core i7, Core i9.

Phân biệt chip Core i3 / Core i5 / Core i7 và Core i9

Bài viết được thực hiện ở thời điểm hiện tại, nên các nhận xét, đánh giá về những dòng chip cũ, chip đời đầu sẽ được nhìn nhận và so sánh với dòng chip thế hệ mới nhất.

Chip Core 3 là gì?

Là loại chip được sử dụng trong các dòng laptop cơ bản, các máy đời cũ và thuộc dòng giá mềm, cấu hình trung bình thấp với các tính năng chỉ ở mức cơ bản.

Đặc điểm của CPU Core i3 là: 

  • Số nhân và số luồng ít hơn i5, i7
  • Bộ nhớ cache ít nhất, chỉ vài MB
  • Xung nhịp tối đa cũng chỉ ở mức thấp
  • Không được tích hợp công nghệ Turbo Boost
  • Thông số của core i3 gồm các CPU lõi kép, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86

Chip Core 5 là gì?

Là loại CPU được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mạnh mẽ hơn Core i3 nhưng lại kém Core i7. Chip i5 được lắp đặt cho các dòng máy trung bình, tuy sử dụng được nhiều tác vụ và một số chương trình đồ họa, chỉnh sửa ảnh như Photoshop, CC, chỉnh sửa ảnh và video ở mức vừa phải nhưng không thể bằng Core i7.

Đặc điểm của CPU Core i5 là: 

  • Số nhân và số luồng ít hơn i7 nhưng nhiều hơn Core i3 (nhưng không phải tất cả)
  • Bộ nhớ cache lớn hơn i3 nhưng vẫn ở mức thấp so với Core i7
  • Xung nhịp tối đa cũng chỉ ở mức trung bình
  • Được tích hợp công nghệ Turbo Boost
  • Một số gen đặc biệt còn có cả công nghệ Hyper Threading
  • Thông số của core i5 gồm các CPU lõi kép hoặc lõi tứ, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86
Đặc điểm khác nhau giữa các dòng chip Core i

Chip Core 7 là gì?

Được dùng cho những chiếc tính cao cấp, laptop doanh nhân đời mới với cấu hình cao, cho những người có nhu cầu công việc liên quan tới đồ họa, thiết kế, chỉnh sửa ảnh hoặc video chuyên nghiệp. Chip Core i7 cũng hỗ trợ người chơi rất tốt trong việc chơi các game đòi hỏi cấu hình cao.

Đặc điểm của CPU Core i7 là:

  • Số nhân và số luồng chỉ kém hơn Core i9
  • Bộ nhớ cache lớn hơn i3 và i5 nhưng vẫn ở mức thấp so với Core i9
  • Xung nhịp tối đa cũng chỉ ở mức trung bình khá
  • Được tích hợp công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading
  • Thông số của core i7 gồm các CPU đa lõi (tối đa là 8), kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86

Chip Core 9 là gì?

i9 không chỉ là dòng chip mới nhất của Intel hiện nay mà còn là dòng chip duy nhất có thể và được lắp đặt cho các dòng máy trạm, máy laptop gaming – những dòng máy hiện đại nhất, khỏe nhất và mạnh mẽ nhất hiện nay.

Một thiết bị Core i9 có thể đáp ứng hoàn hảo mọi yêu cầu, từ chỉnh sửa ảnh 3D, 4D, chỉnh sửa và thao tác với video 4K, chơi game đồ họa khủng, thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ nặng và chạy đồng thời nhiều chương trình máy tính khác nhau.

Đặc điểm của CPU Core i9 là:

  • Số nhân và số luồng tối đa, cao nhất trong dòng Core i hiện nay của Intel
  • Bộ nhớ cache cực lớn với tối đa lên tới 16MB
  • Xung nhịp tối đa lên tới 4.5 GHz và có thể ép xung lên 5.0 Ghz
  • Được tích hợp công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading
Cách đọc thông tin trên Chip Core i

Cách phân biệt chip Core i qua tên gọi

Với nhiều thế hệ CPU Core i mà mình đã cho ra đời, Intel quy chuẩn chúng theo một cách tốt nhất để người dùng có thể dễ dàng phân biệt được các thế hệ sản phẩm này thông qua chính tên gọi của chúng, như sau:

Tên bộ xử lý = Thương hiệu (Intel Core) + Tên dòng CPU – Số thứ tự thế hệ (Thế hệ 1 không có ký tự này) + SKU + Ký tự đặc điểm sản phẩm.

Ví dụ:

CPU Core i Nehalem (Thế hệ 1) sẽ có dạng: Intel Core i3 – 520M, Intel Core i5 – 282U…

Ý nghĩa các hậu tố trong tên chip Core i

Một số dòng chip bạn sẽ gặp những hậu tố là chữ cái đứng sau số thứ tự thế hệ của nó. Những chữ cái này sẽ  giúp chúng ta phân loại và nhận biết được các đặc tính của vi xử lý đó.

Ví dụ:

Intel Core i7 7700HQ có nghĩa là chip Intel Core i7 thế hệ thứ 7 có sử dụng lõi tứ (Q) và cho hiệu năng đồ họa cao (H).

Ý nghĩa cụ thể của từng chữ cái chúng ta sẽ thường gặp sẽ là:

  • Chip Y (Extremely low power) – Chip công suất thấp, siêu tiết kiệm điện và cũng sử dụng trong các máy gọn nhẹ, kích thước nhỏ
  • Chip H – Sử dụng nhiều trên các dòng máy chuyên chơi game hoặc Workstation. Đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu về đồ họa 3D, 4D, hình ảnh 4K, chỉnh sửa video chuyên nghiệp, tác vụ nặng…
  • Chip K – Chip có khả năng ép xung khi hoạt động, không khóa hệ số lõi để ép xung
  • Chip G – Bao gồm đồ họa rời
  • Chip F – Là các CPU bình thường nhưng không được trang bị iGPU
  • Chip X – Là một trong những chip đa nhân, thường có từ 8-10 nhân
  • Chip S – Có thể tối ưu hóa hiệu suất hoạt động
  • Chip T – Có thể tối ưu hóa công suất hoạt động
  •  Chip R – Dành cho PC với khả năng xử lý đồ họa tốt
  • Chip C – Dành cho PC, không khóa hệ số lõi
  • Chip KF – Đây là những CPU lai giữa “K” và “F” có thể ép xung và không được trang bị iGPU
  • Chip HK – Hiệu năng đồ họa cao, không khóa xung nhịp
  • Chip XE – chip lõi tứ kết hợp công nghệ siêu phân luồng, Turbo Boost và TDP 45W

Một số hậu tố khác như U, MQ, HQ… bạn có thể xem trong bài “Tìm hiểu về chip Core i7“.

Các loại chip (cách xem hậu tố) trong dòng Core i

Biết được gì từ tên của một con chip Core i?

CPU Intel Core i7-9700K (3.6 Upto 4.9GHz/ 8C8T/ 12MB/ Coffee Lake)

Ngoài việc biết được hãng CPU, tên chip, gen loại chip sử dụng, chúng ta còn có thể biết được các thông tin khác về một con chip bất kỳ qua tên hoặc thông số chi tiết của nó (thông qua trang chủ Intel), như:

  • Số nhân: Chính là số lượng vi xử lý, càng nhiều nhân thì máy chạy càng nhanh và càng mạnh
  • Số luồng: Số lượng đường truyền tới vi xử lý và ngược lại, càng nhiều luồng thì dữ liệu càng được luân chuyển nhanh hơn và tốc độ xử lý cũng nhanh hơn
  • Xung nhịp: Là tốc độ xử lý của CPU, chỉ số này càng lớn tức là CPU càng mạnh nhưng cũng đồng nghĩa với việc máy sẽ nhanh nóng và nóng hơn
  • Turbo Boost: Công nghệ ép xung tự động theo tác vụ người dùng
  • Hyper-Theading: Công nghệ siêu phân luồng, giúp mỗi nhân có thể đạt được khả năng xử lý dữ liệu gấp đôi
  • Cache: Là bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM, bộ nhớ Cache càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu và giúp giảm bớt thời gian xử lý của máy tính

Lịch sử chip core i của Intel

Nói qua một chút về lịch sử phát triển các dòng CPU của Intel:

  • Bộ xử lý 4-bit – “Người tiên phong” trong lĩnh vực này của Intel chính là bộ xử lý 4-bit 4004, được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1971.
  • Sau 1 năm (1972), bộ xử lý 8-bit 8008 tiếp tục ra đời với tốc độ 200 kHz và bộ nhớ đệm lúc đó là 16KB. 8008 được nâng cấp thành 8080 vào năm 1974 và 8085 năm 1976.
  • Bộ xử lý 16-bit cũng được nâng cấp từ 8085 và Intel đã tạo ra bộ xử lý 8086 vào năm 1978 / 8088 chỉ 1 năm sau đó và đây cũng là bộ xử lý đầu tiên được IBM lựa chọn sử dụng cho chiếc máy tính đầu tiên của mình cùng năm đó.
  • Bộ xử lý 32-bit đầu tiên được Intel giới thiệu là vào năm 1985. Bộ xử lý này gồm có:
      • Intel 386
      • Intel 486
      • Intel Pentium
      • Intel Pentium II
      • Intel Pentium III
      • Intel Pentium 4
      • Bộ xử lý Celeron
      • Pentium 4 Extreme Edition
  • Bộ xử lý 64-bit sử dụng vi kiến trúc NetBurst 64 bit với các dòng sau:
      • Bộ xử lý P4 Prescott
      • Bộ xử lý Pentium D
      • Bộ xử lý Pentium Extreme Edition
      • Core
      • Core 2 Duo
      • Core 2 Quad
      • Core 2 Extreme
      • QX9650
      • Intel Core i

 

Các thế hệ của chip Core i

  • Thế hệ 1 – Nehalem
  • Thế hệ 2 – Sandy Bridge
  • Thế hệ 3 – Ivy Bridge
  • Thế hệ 4 – Haswell
  • Thế hệ 5 – Broadwell
  • Thế hệ 6 – Skylake
  • Thế hệ 7 – Kabylake
  • Thế hệ 8 – Coffelake

Tổng kết

Nếu bạn chỉ là một sinh viên viết luận văn, một nhân viên văn phòng với các công việc văn thư, file Excel, Word thì Core i3 là đủ hoặc nếu thêm một chút đầu tư nếu cần sử dụng một số phần mềm khác nhưng cũng không quá phức tạp thì bạn có thể sử dụng Core i5.

Nếu công việc hàng ngày yêu cầu bạn phải mở cùng lúc nhiều chương trình, thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ thì có thể cân nhắc sử dụng Core i5 với công nghệ Turbo Boost ép xung mạnh mẽ.

Core i7 cao hơn, thích hợp nếu bạn là một nhân viên của đội thiết kế, một người làm về kỹ thuật xử lý hình ảnh hoặc cần chỉnh sửa ảnh, video, chơi game.

Còn Core i9? Đương nhiên là không cần bàn gì với dòng chip này. Tuy nhiên, dù sử dụng chip nào, hãy cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng và khả năng chi trả của mình để có được một thiết bị phù hợp nhất.

Tìm kiếm bởi Google: 

  • Chip Core i3 là gì? 
  • Chip Core i5 là gì? 
  • Chip Core i7 là gì? 
  • Chip Core i9 là gì? 
  • Phân biệt các chip Core i
Đánh giá sản phẩm
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.