Ở những bài viết trước, chúng ta đã nói về ổ HDD, ổ NVME, trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một thuật ngữ khác, đó chính là SSD. Vậy SSD là gì? Hay nói chính xác hơn thì ổ cứng SSD là gì?
SSD là gì?
Nếu HDD được gọi là ổ cơ (hoạt động bằng cơ) thì SSD được gọi là ổ cứng thể rắn. SSD là từ viết tắt của Solid State Drive. Ổ đĩa cứng SSD có những tính năng và tác dụng tương tự như ổ cứng cơ HDD nhưng được cải tiến hơn rất nhiều về tốc độ xử lý, khả năng bảo mật dữ liệu cũng như độ bền, tiết kiệm điện và giúp cho máy đỡ nóng hơn trong quá trình sử dụng.
Các ổ SSD hiện nay sử dụng 2 loại chip nhớ, là MLC (multi level cell) và SLC (single level cell), dù 2 loại chip này khác biệt nhau khá nhiều, nhưng so với HDD thì chúng vẫn có thể đảm bảo chất lượng và an toàn dữ liệu tốt hơn.
Ổ cứng SSD có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với ổ cơ HDD, chính vì thế mà dù so về giá cả, ổ SSD đắt hơn khá nhiều so với ổ HDD, nhưng nó lại là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn nâng cấp máy tính và cải thiện hiệu năng làm việc của mình.
Ưu điểm của ổ SSD là gì?
(Những ưu điểm này được so sánh với ổ HDD truyền thống)
- Ổ SSD sử dụng một bo mạch được gắn vào trong chip nhớ (thường là chip flash) nhằm hỗ trợ lưu trữ các dữ liệu lâu dài, hạn chế tối đa việc mất dữ liệu khi mất điện hoặc hết pin
- Khởi động máy tính nhanh hơn
- Truy xuất dữ liệu nhanh hơn
- Rút ngắn thời gian nạp và chạy các chương trình máy tính
- Hoạt động ổn định
- Có khả năng chống sốc, chống va đập tốt
- Hoạt động êm ái, không phát ra tiếng ồn và không tỏa nhiệt
- Ổ SSD không bị ảnh hưởng bởi từ tính
- Nâng cao hiệu suất máy tính và hiệu quả làm việc của người dùng
- Không bị phân mảnh ổ cứng như ổ HDD
- Ổ SSD cũng được đánh giá cao về hình thức cũng sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với ổ HDD
Nhược điểm của ổ SSD là gì?
- Giá thành đắt hơn so với ổ HDD truyền thống (có thể gấp 3 lần với một ổ HDD cùng dung lượng)
- Dung lượng lưu trữ nhỏ hơn so với ổ HDD
Phân loại ổ SSD
Ổ SSD được phân thành khá nhiều loại, mỗi loại đều sẽ có những đặc điểm, đặc tính riêng của mình, như: SSD mSATA, M2 SATA, M2 NVMe, Micro SATA. Cụ thể:
1. Ổ SSD 2.5 SATA
- Là loại ổ cứng SSD có kích thước 2.5 inch (tương đương với kích thước của đa số các ổ HDD phổ biến)
- Ổ SSD 2.5 SATA dùng chung chuẩn giao tiếp SATA với HDD, giúp nâng cấp máy tính dễ dàng và tiết kiệm hơn
- Ngoài bản 2.5 inch, ổ SSD loại này còn có bản 3.5 inch và 1.8 inch nhưng ít phổ biến hơn
- Tốc độ của chuẩn SATA III (trên lý thuyết) vào khoảng 550MB/s
2. Ổ SSD mSATA
- Là chuẩn dạng thu nhỏ của ổ SSD truyền thống. Ổ SSD mSATA còn được gọi với tên khác là Mini SATA (chỉ bằng khoảng 1/8 ổ SSD truyền thống)
- Ổ SSD mSATA sử dụng cổng kết nối mini SATA, nên về cơ bản, đây vẫn là ổ SSD chuẩn SATA chỉ là cổng kết nối được thu nhỏ lại
- Tốc độ đọc/ghi tối đa của ổ SSD mSATA là 550mb/500mb
- Về mặt hình thức, ổ cứng mSATA gần giống với Card WiFi trên laptop
- Một số dòng laptop, Surface Pro 2, 3, mainboard B75… có khe cắm mSATA
- Kích thước ổ cứng mSATA là 50x30mm, dạng mSATA half-size thì ít gặp hơn và có kích thước khoảng 25x30mm
3. Ổ SSD chuẩn M2 SATA (M2-NGFF)
- Đây là SSD thế hệ mới của SSD, với thiết kế được thay đổi và cải tiến để phù hợp với những dòng máy siêu nhẹ và siêu mỏng đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay
- Về hình thức, chuẩn M2 NGFF khá giống RAM máy tính
- Ổ cứng M2 được chia thành 2 loại chính là:
- M2 SATA: Chân cắm chuẩn B+M key (có 2 rãnh 2 bên). Kích thước phổ biến 22×42mm và 22x80mm
- M2 NVMe (PCIe): Chân cắm chuẩn M key (chỉ có 1 rãnh bên phải). Kích thước phổ biến 22x80mm
- Về tốc độ đọc ghi dữ liệu:
- Ổ cứng SSD M2 SATA do giao tiếp qua SATA nên bị giới hạn băng thông nên tốc độ đọc/ghi chỉ ở mức khoảng 550 Mbps/550 Mbps
- Ổ cứng chuẩn M2 NMVe giao tiếp trực tiếp qua PCI express nên có băng thông rất cao. Và nhờ được hỗ trợ PCI-E 3.0 4X, nên tốc độ đọc/ghi lên tới 3.5 Gbps/2.5 Gbps
4. Ổ SSD chuẩn Micro SATA
- Trong tất cả thì chuẩn Micro SATA này là loại mà chúng ta sẽ ít gặp nhất trên thị trường hiện nay.
- Kích thước của ổ SSD Micro SATA là 1.8 inch
- Ổ SSD chuẩn Micro SATA còn được gọi là ổ cứng uSATA (dễ nhầm với mSATA)
- Cấu tạo gồm 2 khối 7 Pin data và 9 Pin (7+2) nguồn
Khi nào thì cần sử dụng ổ SSD?
Trên thực tế, không có quy định hay bắt buộc nào về việc người dùng phải sử dụng ổ SSD. Chỉ là tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích mà chúng ta sẽ cân nhắc xem nên lựa chọn loại ổ nào cho phù hợp.
Nếu công việc của bạn chỉ dừng lại ở mức cơ bản, các thao tác văn phòng, đánh máy và một vài phần mềm máy tính không yêu cầu cấu hình quá nhiều thì HDD cũng đã đủ để giải quyết các nhu cầu đó.
Còn nếu cảm thấy máy tính quá chậm, không đủ để đáp ứng công việc, bạn phải chỉnh sửa ảnh nhiều, làm việc với các video độ phân giải cao, trính xuất dữ liệu Bluray thì nên cân nhắc việc bổ sung hoặc nâng cấp lên ổ SSD.
Những điều cần lưu ý khi mua ở SSD
1. Dung lượng lưu trữ
Nếu công việc của bạn đòi hỏi dung lượng lưu trữ lớn và thời gian truy xuất dữ liệu thường xuyên thì tốt nhất nên chọn ổ SSD có dung lượng lưu trữ lớn tương ứng.
2. Vị trí ổ
Vị trí của ổ (gắn trong hay gắn ngoài) cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Mỗi máy tính đều đã có sẵn một ổ vật lý trong máy, nhưng bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
- Chỉ để tăng tốc: Nên chọn loại gắn trong và thay thế ổ cũ
- Đi xa, mở rộng không gian lưu trữ: Nên chọn loại gắn ngoài để thuận tiện hơn
3. Độ bền và tốc độ
Độ bền và tốc độ chính là những yếu tố quan trọng và buộc phải chú ý khi bạn mua ổ SSD. Theo kinh nghiệm thì các bạn nên sử dụng ổ SSD dùng chip MLC, bởi:
- Nó có độ bền cao, chống chịu va đập cực tốt
- Khả năng lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn trên một cell
Cách kiểm tra máy tính đang chạy ổ HDD hay SSD?
- Nhấn chuột trái chọn Start, nhập từ khóa Defragment and Optimize Drive rồi Enter
- Tại cửa sổ mới, quan sát phần Media Type. Nếu thấy hiển thị là:
- Solid State Drive – Bạn đang dùng ổ SSD
- Hard Dick Drive – Bạn đang dùng ổ HDD
Tổng kết
Ổ SSD có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn so với ổ HDD thông thường, nên nếu bỏ qua vấn đề tài chính, bạn muốn nâng cao hiệu quả công việc của mình thì hãy nên cân nhắc việc sử dụng một ổ SSD thay thế cho bản thân.
Tìm kiếm bởi Google:
- SSD là gì?
- ổ SSD là gì?
- SSD khác gì HDD
- ưu điểm ổ cứng SSD là gì?