DisplayPort là một cổng kết nối được tích hợp trên máy tính, nhưng DisplayPort là gì? Tác dụng của nó ra sao và nó có gì khác so với các cổng kết nối mà chúng ta đã biết?
DisplayPort là gì?
DisplayPort là một chuẩn kết nối mới có khả năng xuất hình ảnh với chất lượng 4K và âm thanh chất lượng cao từ thiết bị nguồn ra màn hình ngoài.
Chuẩn DisplayPort được công bố vào khoảng năm 2006, nhằm thay thế cho VGA và DVI đã cũ. DisplayPort cũng là một chuẩn miễn phí, nên các nhà sản xuất không phải trả tiền bản quyền khi đặt thiết kế cổng kết nối này lên các sản phẩm của mình.
Ưu điểm của DisplayPort là gì?
- DisplayPort có thông số kỹ thuật vượt trội hơn nhiều so với HDMI về cả băng thông, khả năng tuỳ biến các tính năng phụ lẫn khả năng chuyển đổi.
- DisplayPort linh hoạt, có thể chuyển sang HDMI, DVI thậm chí là cả VGA chỉ với các adapter thông thường.
- DisplayPort cho phép tốc độ quét tối đa lên tới 144 Hz (HDMI chỉ đạt được 60 Hz) – đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một laptop gaming.
- Vì không có phí bản quyền, nên về thương mại, DisplayPort mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất.
- DisplayPort được thiết kế tập trung cho việc hiển thị cho màn hình máy tính mà cụ thể là hỗ trợ làm sao để việc hiển thị hình ảnh và âm thanh tốt nhất trên nhiều màn hình (khả năng hỗ trợ đa màn hình)
- DisplayPort có thể truyền tải cả tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đa kênh.
- Mini DisplayPort là cổng thiết kế dành riêng cho Apple và những người dùng sử dụng Macbook hoặc máy bàn Imac.
Nhược điểm của DisplayPort là gì?
- Hạn chế về độ dài – DisplayPort chỉ tối đa kéo dài được 3 m. Nếu bạn chỉ sử dụng trong không gian làm việc, màn hình đặt gần nguồn phát thì hoàn toàn không thành vấn đề, nhưng nếu muốn sử dụng theo mục đích khác và cần khoảng cách xa hơn thì đây lại là điểm trừ của DisplayPort.
- DisplayPort không hỗ trợ Ethernet và tính năng ARC như đối với HDMI.
- Không có bản quyền có thể là vấn đề sẽ ảnh hưởng tới thị trường và chất lượng các cáp DisplayPort bán ra (đồ giả, kém chất lượng).
Phân loại kết nối DisplayPort
Có 2 loại đầu kết nối DisplayPort chính hiện nay, là đầu kết nối chuẩn (Standard) và đầu kết nối Mini.
- Đầu DisplayPort Standard: Hỗ trợ trên các thiết bị như: Màn hình, máy tính bàn, laptop…
- Đầu DisplayPort Mini: Đa phần được sử dụng trên các thiết bị của Apple như: Macbook Pro, Macbook Air… và trên một số dòng laptop đặc biệt khác.
Về cơ bản, 2 đầu kết nối DisplayPort này đều giống cả về kích thước và số lượng chân (cùng 20 chân), nên các nhà sản xuất đã phân biệt chúng bằng cách:
- Đặt biểu tượng “Tia sét” cho cổng dùng công nghệ Thunderbolt
- Biểu tượng “Màn hình” cho cổng Mini DisplayPort
Bạn cũng có thể quan sát rõ hơn qua các sản phẩm của Apple Macbook hoặc xem hình ảnh dưới đây.
Cáp DisplayPort là gì?
DisplayPort truyền tải tín hiệu bằng cách sử dụng cáp. Cáp DisplayPort không nhiều, chỉ có một loại duy nhất (mới nhất là DisplayPort 1.2) và có thể truyền tải các video với độ phân giải 3840 x 2160 pixel, đồng thời hỗ trợ tất cả các định dạng video 3D phổ biến.
Cáp DisplayPort được làm bằng đồng và đạt hiệu quả cũng như cho chất lượng tốt nhất trong độ dài 2m. Đặc biệt:
- Cáp DisplayPort thụ động (dài trên 10m): Mặc dù yêu cầu kỹ thuật miêu tả, nếu cáp dài quá 3m thì chất lượng hình ảnh thu được chỉ là Full HD hoặc HD, nhưng thực tế kiểm tra cho thấy, hình ảnh và video truyền tải qua cáp DisplayPort dài 15m vẫn cho độ phân giải lên tới 2560 x 1600p (trên màn hình 30 inch).
- Cáp DisplayPort chủ động lấy điện từ các đầu kết nối DisplayPort để điều khiển bộ khuyếch đại được nhúng trực tiếp trong đầu kết nối. Bằng cách này, khi truyền tải video qua cáp dài 19m thì chúng ta vẫn nhận được chất lượng với độ phân giải 2560 x 1600p.
- Cáp DisplayPort Fiber có thể có chiều dài từ 30m trở lên (chưa có kiểm nghiệm về chất lượng khi sử dụng loại cáp này).
Những chú ý khi sử dụng DisplayPort
- Hai cổng kết nối DisplayPort hoàn toàn giống nhau về chất, chỉ khác nhau về form, nên chất lượng khi truyền tải hình ảnh là hoàn toàn tương đương (cùng nguồn, cùng thiết bị, cùng độ dài).
- Gsync của Nvidia chỉ hoạt động trên DisplayPort.
- Các tivi ngày nay hầu như đều sử dụng HDMI thay vì DisplayPort.
- Displayport là công nghệ cung cấp băng thông cao nhất trong thực tế, với tốc độ 32,4 Gbps và tốc độ HBR3 nên nó có thể hoạt động với một số màn hình có tín hiệu 4K và tần số trên 60 Hz.
Với nhiều ưu điểm về chất lượng hình ảnh và âm thanh, đặc biệt có thể kết nối và hỗ trợ cùng lúc nhiều màn hình, DisplaySport là chuẩn kết nối có thể thay thế hoàn toàn cho các kết nối hiện tại mà chúng ta đang quen dùng.
Tìm kiếm bởi Google:
- Cổng DisplayPort là gì?
- DisplayPort là gì?
- Phân loại DisplayPort