Card màn hình là một phần không thể thiếu của mỗi chiếc máy tính, đây cũng là một trong những bộ phận mà chúng ta quan tâm và phải chú ý khi đi mua laptop cũ hoặc mới.
Vậy card màn hình là gì? Card màn hình có phải là card đồ họa hay không và chúng có những đặc điểm gì cần chú ý?
CARD MÀN HÌNH LÀ GÌ? CARD ĐỒ HỌA LÀ GÌ?
Card màn hình (Video Graphics Adaptor) hay còn gọi là VGA, là một bộ phận trên các máy tính (máy để bàn PC hoặc máy tính cá nhân, xách tay, laptop) có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính (như màu sắc, độ sắc nét, tương phản…)
Bất kỳ chiếc máy tính nào cũng đều cần và buộc phải có card màn hình VGA. Nó không chỉ là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới các trải nghiệm hình ảnh mà còn là một trong các tiêu chí quan trọng được xét tới khi muốn mua laptop hoặc đánh giá chất lượng, sức mạnh, hiệu năng của chiếc máy tính đó.
Bộ phận quan trọng nhất của một chiếc card màn hình hay card đồ họa chính là GPU (Graphic Processing Unit) – bộ xử lý đồ họa. Ký hiệu GPU ngày nay cũng được sử dụng phổ biến và hầu như đã thay thế hoàn toàn cho thuật ngữ VGA hay card đồ họa mà chúng ta thường thấy trong phần thông tin về nội dung và cấu hình.
Card màn hình có phải là card đồ họa?
Card màn hình hay card đồ họa chỉ là 2 tên gọi khác nhau của linh kiện này. Card màn hình viết tắt là VGA còn card đồ họa (Graphics Card). Chúng đều có tác dụng như nhau và về bản chất đều là một. Nên khi đi mua hoặc trên các trang, bài viết, chúng ta thường nghe thấy cả 2 tên gọi này được sử dụng song song.
Nhưng như vừa nói ở trên, thuật ngữ card màn hình hay card đồ họa không còn được sử dụng nhiều mà thay vào đó là GPU – bộ vi xử lý đồ họa.
PHÂN LOẠI CARD MÀN HÌNH
Card màn hình được chia thành 2 loại, đó là:
- Card đồ họa rời
- Card liền (card card đồ họa tích hợp, card onboard)
Card onboard là gì?
Card onboard hay card đồ họa tích hợp (VGA Onboard, VGA Share) là loại card được làm sẵn trên bo mạch chủ (main, CPU) của máy tính. Loại card màn hình này sẽ sử dụng sức mạnh của CPU và RAM để hoạt động và xử lý các thông tin hình ảnh.
Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời cũng có những tính năng và tác dụng tương tự như card tích hợp. Nhưng card rời sử dụng năng lượng riêng và có thể hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào RAM và chip của máy.
Mỗi chiếc máy tính, tùy vào dòng máy và loại máy của các hãng mà sẽ thiết kế để sử dụng một loại card màn hình riêng. Và đương nhiên, mỗi loại card này cũng có những đặc điểm cũng như ưu điểm, nhược điểm riêng để phù hợp với từng thiết bị cũng như nhu cầu của người dùng (card đồ họa chuyên thiết kế hoặc card đồ họa chơi game…).
Card đồ họa rời được chia thành 2 loại chính, mỗi loại sẽ hỗ trợ cho một công việc và mục đích riêng cụ thể là chơi game hoặc thiết kế đồ họa, xử lý video.
Phân loại card rời
Card rời hiện nay trên thị trường có thể kể tới 2 hãng chính là AMD và NVIDIA. Mỗi hãng lại có những loại card khác nhau để phục vụ các nhu cầu của người dùng.
Card chơi game:
Nếu bạn là một game thủ, đang sử dụng các laptop chơi game chuyên nghiệp hoặc có sở thích và muốn sử dụng máy tính chủ yếu để chơi game thì nên chọn card GeFoce của NVIDIA hoặc card Radeon của AMD.
Card thiết kế đồ họa:
Nếu bạn là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, cần xử lý các đồ họa, dựng hình, video chất lượng cao thì nên chọn Card Quadro của NVIDIA.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI CÁC MÀN HÌNH
Ưu điểm card onboard
- Giá thành rẻ hơn card rời
- Nhờ công nghệ sản xuất mới và hiện đại hơn mà sức mạnh và khả năng của card onboard cũng được cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây
- Ít gặp lỗi do được thiết kế tối ưu sẵn
- Hầu như không bị xung đột phần cứng
Nhược điểm card onboard
- Cùng một cấp độ, khả năng xử lý hình ảnh và đồ họa của card đồ họa tích hợp kém hơn so với card rời
- Không thể tháo rời, thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp (do được tích hợp sẵn, liền vào CPU)
- Sử dụng chung RAM với máy tính, nên thường xuyên dẫn tới tình trạng máy chậm, lag do thiếu tài nguyên, không đủ RAM cho máy hoạt động vì phải chia sẻ cho GPU
- Không thể hỗ trợ thiết kế đồ họa, chơi game, xử lý hình ảnh 3D, 4D
- Không thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm yêu cầu cấu hình cao
Ưu điểm card màn hình rời
- Khả năng xử lý hình ảnh chuyên nghiệp hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn so với card onboard
- Có thể tháo rời, thay thế hoặc nâng cấp được (chỉ với máy bàn)
- Không sử dụng chung tài nguyên với máy tính nên hiệu suất cao hơn và không ảnh hưởng tới hiệu suất chung toàn hệ thống
- Chuyên về thiết kế đồ họa, hỗ trợ chơi game và xử lý hình ảnh 3D, 4D
- Sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, cấu hình cao
Nhược điểm card màn hình rời
- Giá thành đắt hơn so với card onboard
- Gây nóng máy hơn
- Có thể giảm hiệu suất máy khi card quá nóng
- Có khả năng gây xung đột phần cứng hoặc xảy ra lỗi
CÁCH CHỌN CARD MÀN HÌNH KHI MUA MÁY TÍNH
Như vừa nói ở trên, tùy thuộc vào mục đích bạn chọn và sử dụng máy tính để làm gì mà chúng ta sẽ quyết định lựa chọn loại card nào cho phù hợp. Và đương nhiên phần này chỉ đang nói tới các máy tính hỗ trợ và sử dụng card rời.
Chúng ta sẽ có một bài riêng để nói về chi tiết các loại card rời, ưu điểm và nhược điểm của chúng trong thực tế.
CÁCH NHẬN BIẾT MÁY TÍNH ĐANG SỬ DỤNG CARD MÀN HÌNH GÌ?
Trên máy tính bàn (PC)
Với các bạn đang sử dụng máy tính để bàn thì chúng ta có thể quan sát và nhận biết được một cách đơn giản bằng cách quan sát và nhận biết qua vị trí dây VGA.
Nếu dây này kết nối với card thì tức là máy tính của bạn đang sử dụng card rời và ngược lại.
Trên laptop
- Kiểm tra qua tem, nhãn dán trên vỏ hộp hoặc phần vỏ máy, phần kê tay trong máy
- Sử dụng bằng cách kiểm tra trực tiếp trong máy:
- Chuột phải vào biểu tượng Desktop
- Sử dụng lệnh dxdiag và quan sát trong Display
- Sử dụng phần mềm CPU-Z
NHỮNG LỖI THƯỜNG THẤY DO CARD MÀN HÌNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TỔNG KẾT
Card màn hình không thể gọi là GPU, nhưng nhìn vào thông tin GPU chúng ta đều hiểu đó là đang hiển thị thông tin về card màn hình. Tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ chọn loại card cho phù hợp. Và cũng đừng quên, khi mua máy tính, dù mua mới hay cũ, cũng đều nên chú ý chiếc máy đó đang sử dụng card màn hình gì?
Tìm kiếm bởi Google:
- card màn hình là gì
- các loại card màn hình
- ưu điểm card màn hình rời
- ưu điểm card màn hình tích hợp